image banner
ĐẢNG BỘ,CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NAM TRỰC QUYẾT TÂM XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO


image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
ĐỀN NHO LÂM, XÃ BINH MINH
Lượt xem: 2451

Nho Lâm nằm ở trung tâm xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Theo cuốn “Trần Gia thế phả quốc âm” (Gia phả dòng họ Trần viết bằng chữ Nôm) cùng với truyền thuyết ở địa phương. Vào đời Hậu Lê (năm 1722) ở xã Trần Xá huyện Nam Xang phủ Lý Nhân, nay thuộc xã Đức, Lý huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có một người họ Trần tên là Minh Đạt cùng vợ con lấy nghề làm ruộng để sinh sống. Vì không chịu được cảnh thu thuế hà khắc của quan lại địa phương, ông Trần Minh Đạt đã đưa vợ con xuống trại Hổ Lửa, xã Cổ Nông, huyện Nam Chân để định cư. Buổi đầu, với hai bàn tay trắng không một tất đất cắm dùi, lại bị các thế lực phong kiến chèn ép bao vây bốn mặt, ngụ cư với nơi nào cũng bị coi thường khinh miệt, bắt phải làm phu phen tạp dịch không có quyền làm người. Trần Minh Đạt phải cùng vợ con trú chân ở một khu miễu, hàng ngày phá cây, phát quang bờ bụi làm nhà để ở, ông cùng vợ con kiên gan biền trí, nhẫn lại vượt qua muôn vàn chông gai thử thách, bất công hà khắc, chống lại thiên tai, giặc giã, cần cù siêng năng, cần kiệm xây dựng cơ nhiệp, dần dần hình thành nên một thôn nhỏ. Đến đời thứ tư, ông Trần Tất Ninh (cháu bốn đời của cụ tổ Trần Minh Đạt) lấy vợ là con gái Thiếu khanh họ Nguyễn ở thôn Hành Quần được thêm 14 mẫu đất thổ cư, thổ canh. Cũng từ đó cơ nghiệp của họ Trần được mở rộng, lúc đầu vì chỉ là một thôn nhỏ lại là dân từ nơi khác đến nên mảnh đất này không có tên gọi, khi thì nhập vào xã Tang Trữ, lúc lại thuộc vào xã Đồng Qũy. Cho đến thời Gia Long nơi đây chính thức gọi là thôn Nho Lâm . Cuối thời Nguyễn Nho Lâm trở thành đơn vị hành chính xã thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Câu đối ở cửa đền Nho Lâm có viết:

Cửu tộc gia tiên tương tụ tập

Thiên thu thị thập phật nhiệm tiêu dao”

Dịch nghĩa:

“Tôn thờ chín họ gia tiên ở nơi đền miếu

Là Phật ngàn năm siêu thoát mặc sức tiêu dao”

Theo cuốn gia phả họ Trần cùng sắc phong văn bia, câu đối tại đền Nho Lâm và truyền thuyết địa phương thì các nhân vật thờ tại đền có lịch sử như sau:

Ông Trần Hoành, cháu thứ 6 của cụ tổ Trần Minh Đạt lấy vợ là Đỗ Thị Qúy, sinh được 6 con trai và 2 con gái. Trong đó Trần Bá Giáp, Trần Bá Hai, Trần Bá Ngọc đều tinh thông văn võ. Trần Bá Giáp còn có tài ném lao trăm phát trăm trúng. Tuy giỏi võ, nhưng là dân ngụ cư, nên cả ba anh em không những không được tham gia các cuộc thi võ, mà còn phải gánh vác mọi việc phu phen tạp dịch phục vụ bọn quan lại, cường hào gian ác tại địa phương. Uất ức trước sự bất công, ngang trái đó, nên ngay sau khi cha mẹ qua đời, ba anh em liền bỏ làng ra đi tìm nơi đất tốt để lập nghiệp, nhờ giỏi võ nghệ nên khi vào đất Quy Nhơn, Trần Bá Giáp được nhân dân địa phương yêu mến. Tại đây ông đã tổ chức dạy võ cho mọi người, lấy nghề săn bắn, bẫy voi làm kế sinh nhai.

Bia đá tại đền Nho Lâm

 Năm 1771 Trần Bá Giáp tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo chống lại chúa Nguyễn. Vốn là người giỏi võ, lại có tài thuần dưỡng voi rừng nên chẳng bao lâu Ông trở thành một tùy tướng thân cận của Nguyễn Huệ. Cũng vào năm ấy, vợ Ông sinh con trai đầu lòng đặt tên là Trần Bá Dũng.

Còn Trần Bá Hai và Trần Bá Ngọc, khi lên kinh thành vì cuộc sống khó khăn nên đã tham gia vào quân đội nhà Lê. Song triều đình nhà Lê đã đến thời mạt vận. Hành động chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Thanh của vua Lê Chiêu Thống vào năm 1787 đã gây sự bất bình phẫn lộ trong nhân dân. Khi quân Thanh kéo vào Thăng Long, để đề phòng quân Tây Sơn tập kích ra Bắc, Tôn Sĩ Nghị sai vua Lê Chiêu Thống lập một phòng tuyến ở xung quanh để bảo vệ kinh thành. Trong số binh lính ở phòng tuyến bên ngoài đó, có hai anh em Trần Bá Hai và Trần Bá Ngọc.

Ngày 21 tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ được tin cấp báo về tình hình quân Thanh xâm lược nước ta. Tại Phú Xuân, ngay ngày hôm sau Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng, lấy hiệu là Quang Trung tức tốc tiến đại quân ra Bắc. Trong đại quân hùng, đi theo Quang Trung có Trần Bá Giáp và con trai là Trần Bá Dũng khi ấy tròn 18 tuổi. Từ đèo Tam Điệp vua Quang Trung phát lệnh xuất quân, tất cả các đạo quân tức tốc lên đường, nhằm hướng Thăng Long thẳng tiến. Trong trận công phá đồn Ngọc Hồi, Trần Bá Giáp đã lập công lớn, khi từ trên mình voi phóng lao giết được tướng tiên phong của địch là Trương Triều Long.

Sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, đạo quân của đô đốc Đông đánh chiếm đồn Khương Thượng. Trước sức mạnh như trẻ tre của quân Tây Sơn, một số quân của triều đình tự tan vỡ chạy về quê quán. Số còn lại quay giáo phản chiến. Hai anh em Trần Bá Giao và Trần Bá Ngọc đã vận động một số binh lính tổ chức lực lượng chống lại quân Thanh. Sau đó Trần Bá Hai và Trần Bá Ngọc đã đưa số quân phản chiến đó nhập vào quân đội của đô đốc Đông cùng tiến vào giải phóng Thăng Long. Trưa mùng 5 Tết, Thăng Long sạch bóng quân xâm lược. Vua Quang Trung mặc áo bào sạm mầu thuốc súng, cưỡi voi dẫn đại quân tiến vào kinh thành Thăng Long trước sự hò reo, đón chào nồng nhiệt của nhân dân. Bốn tướng họ Trần, anh em, chú cháu gặp nhau trong niềm vui chiến thắng. Trần Bá Hai và Trần Bá Ngọc xin vua Quang Trung cho nhập vào đạo quân  Trung Thành do Trần Bá Giáp chỉ huy. Do có công lao đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, nên 4 Tướng họ Trần đều được vua Quang Trung phong chức ban thưởng như sau:

Uy liệt Tướng quân, Quán quân sứ đạo quân Trung Thành của tiền triều, tước Giáp Ngọc hầu Trần Bá Giáp.

Cựu triều Tri sự Trần Bá Hai.

Cựu triều Phó hiệu úy, tước Ngọc đức tử Trần Bá Ngọc.

Cựu triều Phó hiệu úy Dũng đức tử Trần Bá Dũng.

Sắc phong niên hiệu Cảnh Thịnh 2 (1794) phong tặng cho Trần Bá Hai có nội dung:

Dịch nghĩa:

“...Sắc cho Vệ úy Trần Bá Hai thuộc đạo quân Trung Thành người xã Đồng Qũy huyện Nam Chân phủ Thiên Trường, sớm biết thời cuộc, hiểu rõ nghĩa lớn, hướng theo chính đạo thỏa lòng gặp gỡ chốn Lonh thành, ứng với quẻ khôn hết sức theo đòi nơi trướng hổ. Tôi hiền phò nước loạn, gian lao không chút tiếc thân mình, có công với nước, tỏ rõ người tài năng, nên cần phong thưởng hậu, Vậy có thể phong là Anh dũng tướng quân Trung úy Hai khoan tử, đem quân bản bộ theo để sai khiến, nên tuân theo mệnh trên làm tròn chức trách”.

Không chỉ có công lao giúp vua Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, mà khi hoàn thành nghĩa vụ trong quân ngũ trở về quê hương các ông còn đóng góp tiền của công sức của mình để xây dựng xóm, thôn ngày một ấm no. Sau này khi các ông qua đời, con cháu trong dòng họ, cùng nhân dân địa phương đã dựng đền thờ để bốn mùa hương khói phụng thờ và ghi nhớ công lao. Công lao của bốn vị tướng được người đời lưu truyền như sau:

Lừng lẫy Sơn Nam bốn Tướng Trần

Cả nhà đánh Mãn, rạng công huân

Giương cao ngọn giáo, phò vương quốc

Ra sức phò vua, yên chín cõi

Phóng ngược cây đao, diệt bạo tàn

Hết lòng vì nước, cứu muôn dân

Công danh sự nghiệp, đời nghi tạc

Lừng lẫy Nho Lâm bốn tướng Trần.

Cùng với thờ bốn tướng họ Trần, đền Nho Lâm còn thờ Cao Sơn tướng quân của Hùng Vương và Kiều Công Hãn, người có công giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Theo truyền thuyết địa phương đây là hai vị Thành hoàng  được họ Trần thờ tại quê cũ. Khi cụ Trần Minh Đạt cùng con cháu về định cư lập làng Nho Lâm đã cho rước hai bài vị đi theo. Tại đền có câu đối ghi lại như sau:

“ Tứ tướng anh linh phù xã tắc

Nhị thần công tự bảo an dân”.

Nghĩa là:

“ Bốn tướng anh hùng giữ gìn xã tắc

Hai thần hợp sức giúp đỡ dân”.

Hệ thống ngai, bài vị thờ tại di tích

Đền Nho Lâm được xây dựng trên một khu đất cao có diện tích 3.000m2 . Đền được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, là tấm lòng tri ân công đức của nhân dân làng Nho Lâm đối với bốn tướng họ Trần có công giúp vua Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh xâm lược.

 Đền Nho Lâm làm theo kiểu chữ đinh. Tiền đường ba gian, trên nóc mái xây đại bờ đắp lưỡng long chầu nguyệt mang phong cách thời Nguyễn, hai đầu hồi có cột đồng trụ. Trên đỉnh đắp nghê chầu. phía dưới nhấn nổi câu đối bằng chữ Hán. Sau tiền đường là gian chính tẩm làm kiểu chồng diêm hai tầng, mái cong lợp ngói nam. Đầu đao ở các góc được cách điệu bằng họa tiết lá lật, phần cổ diêm giữa hai lớp mái phía trước nhấn bốn chữ “Chính trung đại nghĩa”.

Toàn cảnh đền Nho Lâm

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nho Lâm với những lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của dân cư nông nghiệp trồng lúa nước. Hàng năm, vào dịp nông nhàn, ngày kỵ của các vị Thành hoàng làng, thần linh và bốn vị tướng họ Trần, nhân dân đều tổ chức các sinh hoạt văn hóa, nghi thức truyền thống, trong đó đặc biệt là lễ hội tưởng nhớ công lao của Thánh Cao Sơn diễn ra vào các ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch; lễ hội tưởng niệm Thánh Long Kiều diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 tháng chạp. Hội làng không chỉ là dịp để ôn lại công lao, tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là dịp để nhân dân địa phương cùng “cộng cảm”, “cộng mệnh” đoàn kết cùng chung sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp văn minh.

           Đền Nho Lâm còn  bảo lưu, gìn giữ được nhiều cổ vật, cổ thư  như: Bia đá, sắc phong, đại tự, câu đối...có giá trị tiêu biểu về lịch sử và văn hóa. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Đền Nho Lâm được xếp hạng Di tích lịch sử- Văn hóa cấp tỉnh năm 1997.

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai



image advertisement
image advertisement


anh tin bai
anh tin bai







image advertisement
image advertisement

 anh tin bai

image advertisement



Video Sự Kiện
  • Tuần lễ Văn Hoá - Giáo Dục huyện Nam Trực - Nam Định lần thứ XII - Năm 2023
  • Các điển hình Dân vận khéo năm 2023 huyện Nam Trực
  • Hạ nhiệt mùa hè cùng ngành điện
  • Nam Trực - Điểm sáng trong phát triển sự nghiệp Thể dục - Thể thao
1 2 3