image banner
ĐẢNG BỘ,CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NAM TRỰC QUYẾT TÂM XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO


image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nghệ thuật hát rối đầu gỗ chùa Đại Bi
Lượt xem: 3736

Chùa Đại Bi (chùa Bi) toạ lạc trên đất Chân Đàm huyện Nam Chân thuộc trấn Sơn Nam hạ xưa, nay là thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực. Chùa thờ Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư theo truyền thuyết là tổ sư của nghệ thuật múa rối Việt Nam. Hằng năm, chùa vào hội từ 20 đến 22 tháng giêng và trong ba đêm hội ấy, tại khu vực nội tự có trình diễn hát và múa rối đầu gỗ (còn có tên chữ là trò ổi lỗi)- một hình thức rối cạn hầu thánh đặc sắc.

Tương truyền vào thời Lý, thiền sư Từ Đạo Hạnh trong thời gian tu hành tại chùa Bi đã làm ra sáu đầu rối gỗ rồi dạy cho nhân dân ba xã Vân Chàng, Giáp Ba, Giáp Tư cách múa hát để làm vui tươi cuộc sống. Sau khi thiền sư về tu ở chùa Thầy (Hà Nội), nhân dân ba thôn nhớ công ơn của ngài đã làm tiếp sáu đầu rối gỗ cùng các bài ca, điệu vũ để phục vụ cho nhu cầu tâm linh tín ngưỡng. 
Đầu rối gỗ được gọi trang trọng là “thánh tượng” thếp sơn, vẽ mặt sinh động, có cán tay cầm ở phần gáy, trọng lượng 1-3 kg. Sáu đầu rối to chia làm ba cặp: đôi Lộng Chúa mặt đỏ, quắc thước, thể hiện vẻ chính nhân quân tử; đôi Lộng Tỳ mặt trắng biểu hiện sự phồn thực no đủ; đôi Cóc Vàng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước. Sáu đầu rối nhỏ gồm một chàng trai khôi ngô tuấn tú; một ông Chớp tượng trưng cho mưa nằng thuận hoà, hai nàng tiên, một hoàng hậu và một ông Mách mặt đỏ dữ tợn. Áo mặc cho thánh tượng gọi là “the”, phủ từ cổ tượng trở xuồng để che tay người cầm. Bộ thánh tượng chùa Bi không chỉ có giá trị lịch sử, tâm linh mà còn giàu tính mỹ thuật, được đánh giá là bộ đầu rối đẹp nhất miền Bắc Việt Nam. 


 

Khi trình diễn, người cầm rối giơ tay múa trồi lên trên “dàn”- tấm màn che mắc vào hai cây cột giữa tiền đường, mặt quay về ban thờ đức thánh Từ Đạo Hạnh cho nên mới gọi là múa rối hầu thánh, mục đích là để thánh xem chứ không phải chỉ cho người xem. Người hát vận áo the, khăn xếp đen, quần trắng, khoanh tay mà hát. Nhạc cụ thuần túy dùng bộ gõ, gồm trống bản, trống cơm, thanh la và mõ làm từ gốc tre già. Ca từ hoàn toàn bằng tiếng Nôm, làm theo thể song thất lục bát hoặc lục bát. Những từ đệm như “ôi là, lê lễn, hồ dạ…” tượng trưng cho việc chèo thuyền trên sông nước. Âm nhạc, lời ca đều toát lên sự vui tươi, rộn rã. Nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị và răn dạy đạo lý làm người.
Mỗi đêm diễn thường kéo dài 4-5 tiếng và kết thúc với bài Dâng Phú. Đây là bài văn ca có nhiều tên húy của các thánh nên ông trùm phường rối không được ghi ra giấy, phải quỳ đọc lẩm nhẩm và đánh trống lấp tiếng đi để không ai nghe rõ. Bài Dâng Phú này được truyền khẩu riêng cho người kế nghiệp làm trùm phường rối. 
Phường rối chùa Bi được khôi phục từ khoảng năm 1976. Muốn tham gia phường rối phải sắm sanh lễ lạt đầy đủ và gằn bó với phường đến khi chết. Phường rối không quy định số lượng thành viên nhưng giới hạn trong ba thôn Vân Chàng, Giáp Ba, Giáp Tư. Khi biểu diễn, mỗi thôn này cử ra mười người, gọi là “thập nhân”. Chánh trùm phường rối bao giờ cũng là người của thôn Vân Chàng. Ai vào phường trước, hát giỏi, múa giỏi, gõ nhạc tốt sẽ kế nghiệp dần dần từ phó cho đến chánh trùm. Ngày xưa, chùa Bi có 20 mẫu ruộng để làm tư điền lo việc thờ tự thì phường rối được chia tới 5 mẫu lấy kinh phí cho tập luyện và biểu diễn. Những người tham gia phường rối sẽ được ghi tên, khắc bia để trong chùa. Bia phường rối hiện nay ghi tên các nhân vật từ năm 1922 đến nay. 
Ra đời sớm, bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghệ thuật hát rối chùa Bi vẫn bền bỉ cháy và trở thành một “món ăn tinh thần” khác lạ, hấp dẫn những du khách ưa tìm tòi và quý trọng vốn văn hoá truyền thống của cư dân Việt.
                                                             Trung tâm TTXT Du lịch

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai



image advertisement
image advertisement


anh tin bai
anh tin bai







image advertisement
image advertisement

 anh tin bai

image advertisement



Video Sự Kiện
  • Tuần lễ Văn Hoá - Giáo Dục huyện Nam Trực - Nam Định lần thứ XII - Năm 2023
  • Các điển hình Dân vận khéo năm 2023 huyện Nam Trực
  • Hạ nhiệt mùa hè cùng ngành điện
  • Nam Trực - Điểm sáng trong phát triển sự nghiệp Thể dục - Thể thao
1 2 3