Ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nam Trực tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo năm 2022.
Chiều ngày 06/5/2022, Ban
đại diện Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Trực
(NHCSXH) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm
và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng tiếp theo năm 2022.
Đồng chí Vũ Tiến Duật-
Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện
chủ trì hội nghị. Cùng dự có các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện;
lãnh đạo và chuyên viên phòng giao dịch NHCSXH huyện.
Hình ảnh các Đại biểu tham dự hội nghi
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện tham mưu cho UBND huyện, Trưởng BĐD
HĐQT huyện ban hành các văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
trên địa bàn huyện; rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách thực
hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số
11/NQ-CP của Chính Phủ; Thực hiện Chỉ thị
40-CT/TW ngày 22/11/2014, luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí
thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nhận được sự quan tâm và đồng tình ủng hộ của các đồng chí
lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các phòng ban liên quan trong quý I/2022 đã
chuyển 500 triệu nguồn Ngân sách huyện sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
Tổng nguồn
vốn đến 30/4/2022 là 402.020 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 43.279 triệu đồng, trong đó
nguồn vốn các chương trình cho vay ưu đãi phục hồi kinh tế theo Nghị quyết
11/NQ-CP là 12 tỷ đồng. Nguồn vốn Trung
ương chuyển về là 337.990 triệu đồng, tăng 40.226 triệu đồng so với đầu năm. Nguồn
vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất là 58.467 triệu
đồng tăng so với đầu năm là 1.053 triệu đồng, trong đó: Tiết kiệm thông qua tổ
là 21.799 triệu đồng, tăng 1.051 triệu đồng so với đầu năm. Nguồn vốn nhận ủy
thác đầu tư tại địa phương là 5.563 triệu đồng, tăng 2.000 triệu đồng so với
đầu năm, đạt 100% kế hoạch giao: Trong đó Nguồn vốn nhận ủy thác tỉnh 3.900
triệu đồng, Nguồn vốn nhận ủy thác huyện 1.663 triệu đồng.
Về công tác huy động vốn,
BĐD HĐQT giao NHCSXH huyện và Hội
đoàn thể tiếp tục chỉ đạo Hội cấp xã, các Tổ TK&VV thực hiện công tác huy
động vốn theo quy định.. Tổng số dư vốn huy động đến 30/4/2022 là 58.467tr.đồng/63.914
tr.đồng (thực hiện được 91% kế hoạch giao), trong đó huy động dân cư 36.668 tr.đồng/41.665 tr.đồng thực hiện 88% kế hoạch
giao. Huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV 21.799 tr.đồng/22.249 tr.đồng (thực
hiện 97,9% kế hoạch giao).
Về kết quả thực hiện công tác cho vay, đã có 73 lượt hộ nghèo, 265 lượt hộ cận nghèo, 183 lượt hộ
mới thoát nghèo được vay vốn, góp phần giúp trên 26 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo,
cận nghèo, tạo việc làm cho 123 lao động, trên 82 lượt HSSV có HCKK được vay vốn,
giúp cho 589 hộ có vốn xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh.
Về chất lượng tín dụng, đến 30/4/2022 tổng nợ xấu toàn huyện là 510 triệu, chiếm 0,13% tổng dư nợ
trong đó NQH là 492 triệu, giảm 35 triệu so với đầu năm, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm
0,13% tổng dư nợ, nợ khoanh là 18 triệu, chiếm 0,004% tổng dư nợ. Trong đó NQH cho
vay trực tiếp 163 triệu đồng, chiếm 1,26% tổng nợ quá hạn. NQH do Hội phụ nữ
quản lý: 100 triệu đồng, chiếm 20,3% tổng nợ quá hạn. NQH do Hội nông dân quản
lý: 152 triệu đồng, chiếm 30,9% tổng nợ quá hạn. Hội Cựu chiến binh quản lý: 77
triệu đồng, chiếm 15,7% tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn đã được NHCSXH huyện phối
hợp với UBND xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác phân tích, tìm mọi biện pháp đôn đốc
thu hồi. Tuy nhiên đến nay, nợ quá hạn ở một số xã thị trấn vẫn còn cao như thị
trấn Nam Giang, Nam Hải, Nghĩa An, Điền Xá, Đồng Sơn.
Về hoạt động của điểm giao dịch xã, trên địa bàn huyện NHCSXH tổ chức 20 điểm giao dịch đặt tại
UBND các xã, thị trấn. Tại điểm giao dịch, ngân hàng công khai các chủ trương,
chính sách, danh sách dư nợ của từng hộ… và thực hiện trực giao dịch với khách
hàng, giao ban với Hội đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV vào 1 ngày cố định
trong tháng
Về kết quả thực hiện dư nợ - nợ quá
hạn, Đến 30/4/2022, 3 tổ chức CT-XH
tham gia uỷ thác quản lý 318 tổ TK&VV
với 10.050 hộ vay vốn, dư nợ 384.043tr.đ, chiếm 99,7% tổng dư nợ, tăng so với
31/12/2021 là 26.826 tỷ đồng. Bình quân 32 hộ/tổ, dư nợ 1.200 tr.đ/tổ. Đơn vị có dư nợ ủy thác cao là Hội nông
dân: 192,4 tỷ đồng, xã có dư nợ cao là xã Nam Tiến (28.653 tr.đồng) ; xã Nam
Thái (30.089triệu đồng); xã Nam Thanh (26.101 triệu đồng); Đồng Sơn (25.682
triệu đồng); Bên cạnh đó, một số xã và các thị trấn có dư nợ thấp, khó tăng
trưởng được dư nợ do hộ vay không có nhu cầu vay vốn hoặc không còn đối tượng
được vay do tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp như xã Nam Mỹ (10.971 tr.đồng). Nợ
quá hạn ủy thác là 329 triệu chiếm 66,8% tổng dư nợ quá hạn toàn huyện, chiếm
0,09% dư nợ ủy thác, Hội nông dân nợ quá hạn còn cao 152 triệu đồng.
Về công tác huy động tiền gửi của các tổ viên tổ
TK&VV, thực hiện Nghị quyết liên tịch về huy động tiền gửi của tổ viên tổ
TK&VV, các Hội đoàn thể đã tích cực chỉ đạo Hội cơ sở, tổ TK&VV tuyên
truyền vận động giúp cho công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua
tổ có chuyển biến tích cực. Đến nay, công tác huy động tiết kiệm qua tổ
TK&VV đã đang đi vào nề nếp, đã có 100% số Tổ TK&VV, trên 91% số hộ vay
tham gia gửi tiền thông qua Tổ TK&VV. Đến 30/04/2022,tổng số dư tiền gửi
tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt 21.799tr.đồng. Các đơn vị thực hiện tốt
công tác huy động tiền gửi qua Tổ có tỷ lệ số hộ gửi tiết kiệm đạt trên 90% là
Hội nông dân các xã Nam Hồng,Nam Lợi, Nam Hùng; Hội Phụ Nữ các xã: Nam Toàn,
Nam Mỹ, Nam Hồng, Nam Hoa, Nam Cường, Nam Thanh; Hội cựu chiến binh các xã Nam
Toàn, Nam Mỹ, Nam Cường. Bên cạnh đó còn một số đơn vị thực hiện huy động qua
tổ kém như Hội Nông dân Hồng Quang, Tân Thịnh.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Tiến Duật – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch
UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện ghi nhận, biểu dương, đánh
giá cao những kết quả NHCSXH huyện đạt được trong 4 tháng đầu năm; đồng thời
cho rằng hoạt động của NHCSXH vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tham mưu của HĐT xã với UBND xã và việc xử lý NQH
lâu ngày do chây ì tại một số xã chưa được giải quyết dứt điểm, sẽ là tiền lệ,
ảnh hưởng không tốt đến những hộ vay khác, vẫn còn hộ vay vốn đến hạn nhưng
chây ỳ, tiềm ẩn nguy cơ NQH phát sinh trong thời gian tới (đặc biệt nợ quá hạn phát sinh thường xuyên như
Nghĩa An, Điền Xá). Công tác huy động
tiết kiệm qua tổ còn hạn chế, một số Hội, tổ chưa thực sự quan tâm, chưa tích
cực tuyên truyền hộ vay tham gia tiết kiệm đều hàng tháng nên tỷ lệ tổ viên
tham gia gửi tiền tiết kiệm đều hàng tháng thấp như xã Hồng Quang, Tân Thịnh. Một số nơi Ban giảm nghèo địa phương chưa thực sự
quan tâm đến công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách được phân cho địa
phương mình, chưa vào cuộc cùng NHCSXH để triển khai cho vay các chương trình
tín dụng chính sách ưu đãi đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa
bàn góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó,
Hội đoàn thể chưa phát huy tốt vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương
trong công tác chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng chính sách, nhất là công
tác xử lý nợ quá hạn chưa hiệu quả, giải pháp thu hồi nợ của các hộ vay cố tình
chây ỳ không đủ mạnh.

Đồng chí Vũ Tiến Duật – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban
đại diện HĐQT NHCSXH huyện phát biểu tại hội nghị.
Để hoàn thành nhiệm vụ từ nay đến cuối năm
2022, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị từng thành viên HĐQT và lãnh
đạo, công chức phòng giao dịch NHCSXH huyện cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của
Huyện ủy, UBND huyện; chủ động tham mưu văn bản giao chỉ tiêu của UBND huyện
cho từng đơn vị, địa phương. Chủ động phối hợp với chính quyền và hội đoàn thể
tổ chức bình xét, tổng hợp đối tượng thụ hưởng vay vốn, đẩy mạnh công tác thu
hồi nợ, lãi phát sinh tại cơ sở...
Tiếp
tục chỉ đạo, đôn đốc các xã có nợ đọng, nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro để đôn đốc thu
hồi kịp thời, đảm bảo an toàn vốn. Tiếp
tục tăng cường tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử và
hệ thống phát thanh từ huyện đến cơ sở để các chương trình tín dụng ưu đãi đến
được với nhiều người dân; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát cơ
sở; củng cố, kiện toàn các Tổ TK&VV,... Qua đó, từng bước nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện./.
Trần Xuân Trọng