Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022
Sáng ngày 30/6/2022, tại Hà Nội,
Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022, đánh giá công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian
tới.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực chủ trì hội nghị; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung
ương và toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với gần 500 đại biểu
dự họp trực tiếp và hơn 80.000 đại biểu dự họp trực tuyến tại hơn 4.000 điểm
cầu trong cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì hội nghị
Dự
hội nghị tại điểm cầu huyện Nam Trực có đồng chí Khúc Mạnh Kiên- Ủy viên Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Quang
Huy- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Lưu Quang Tuyển- Phó Bí thư
Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện Ủy,
thường trực HĐND huyện, lãnh đạo UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện; các đoàn thể
chính trị xã hội của huyện; Lãnh đạo các cơ quan nội chính của huyện.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm
cầu huyện Nam Trực
Nhìn
lại chặng đường 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa
XI, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính
trị rất cao, đạt nhiều kết quả rõ rệt, đột phá, được nhân dân đồng tình, ủng
hộ, đánh giá cao. Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương,
giải pháp của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là
chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực
thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng
đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Kết
quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 10 năm qua được thể hiện trên
các nhóm vấn đề lớn: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán
của Nhà nước được tăng cường, phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết
chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực.
Công
tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đúng quan điểm
“không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, tạo bước đột phá
trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phát hiện, xử lý
tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở đực quan tâm hơn, từng bước khắc phục
tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Số địa phương không phát hiện, khởi tố vụ án
tham nhũng mới hàng năm có xu hướng giảm dần; riêng năm 2021 đã có 100% các địa
phương đã khởi tố các vụ án mới về tham nhũng.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể
chế được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để
“không thể tham nhũng, tiêu cực”. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị và phòng, chống tham nhũng. Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn
300 luật, pháp lệnh, nghị quyết. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn
2.000 nghị định, quyết định. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành hàng ngàn
văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hóa và triển khai thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng về quản lý kinh tế - xã hội, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực có
hiệu quả.
Công tác cán bộ; cải cách hành
chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực được chú
trọng, đạt những kết quả tích cực.
Công
tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được
đổi mới, tăng cường; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo chí trong
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn.
Ban
Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chú
trọng kiện toàn về tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Dưới
sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, hoạt động của
Ban Chỉ đạo có nhiều đổi mới, nền nếp, bài bản, khoa học, quyết liệt và hiệu
quả: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế, phòng ngừa tham nhũng,
tiêu cực; quyết liệt chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, với
nhiều cơ chế, giải pháp, cách làm bài bản, hiệu quả và không chịu tác động
không trong sáng của tổ chức, cá nhân nào; chọn những khâu yếu, việc khó trong
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc
phục; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc; chú trọng tổng kết thực tiễn, kịp
thời sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các cơ quan nội chính, kiểm tra của
Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được củng
cố, kiện toàn, phối hợp ngày càng chặt chẽ, kịp thời, thực sự phát huy vai trò
nòng cốt trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện kết luận của
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Bí thư đã ban hành Quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban
Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Các tỉnh ủy, thành ủy đang
khẩn trương quyết định thành lập và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.
Thu
Thủy