image banner
ĐẢNG BỘ,CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NAM TRỰC QUYẾT TÂM XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO


image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ thỉnh kinh rước nước trong lễ hội chùa Nhuệ - An Lá, xã Nghĩa An
Lượt xem: 4200

Chùa Nhuệ tọa lạc trên khu đất rộng trên 3000m2, thuộc thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, chùa quay về hướng Nam, ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thánh Mẫu Đệ Tam Xích Lân Long nữ Động Đình Thoải phủ. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh, qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo song vẫn bảo tồn được những kiến trúc cổ truyền dân tộc. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị và tiêu biểu nhất là lễ thỉnh kinh rước nước nhân dịp lễ hội truyền thống vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thuyết, lời kể của Thượng tọa Thích Hạnh Ngọc chủ trì chùa Nhuệ và các cụ cao niên trong thôn thì tục thờ mẫu có từ thời sư tổ Thích Tâm Nhã "Tăng Cang Hòa Thượng sơ Tổ phái Tào Động tại chùa Nhuệ" - chủ trì chùa Nhuệ. Trong một ngày đầu tháng 3 âm lịch sư tổ ra bờ sông Đào trên địa phận xóm "đầu rồng" cũng như bao lần lấy nước về cúng Phật khác vào ngày mùng một và mười rằm hàng tháng, nhà sư cùng các tiểu tăng tới bến sông vị trí đầu rồng, người cùng với các tiểu tăng xuống bến “Hàm Rồng’’ lấy nước, khi mới bắt đầu múc nước đổ vào Chóe thì bỗng nhiên có 3 pho tượng Thánh Mẫu Đệ Tam Xích Lân Long nữ Động Đình thoải phủ nổi lên. Nhà sư, các vị tiểu tăng và nhân dân thấy đây là một điềm lành nên tổ chức rước 3 pho tượng cổ về chùa, lập phủ thờ Thánh mẫu và từ đó cứ vào ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân thôn An Lá long trọng tổ chức lễ hội.

Quang cảnh lễ thỉnh kinh, rước nước

Phần lễ ở đây có: Lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ tế nam quan, nữ quan... Phần hội có rất nhiều trò chơi như trọi gà, cờ tướng, đấu vật...

Lễ thỉnh kinh rước nước là nghi thức đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong lễ hội chùa Nhuệ. Vào buổi sáng ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch thường diễn ra nghi thức rước nước. Để cho lễ rước nước được cử hành trọng thể, nhân dân thôn An Lá phân công người phát quang đường thôn ngõ xóm, đường đê, bãi sông đầu rồng và cắm cờ hội, phân công các xóm chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng về việc chọn người khênh Chóe, người khiêng kiệu, múa rồng, đánh trống... Người được chọn khênh Chóe nước là một nam, một nữ thanh niên từ 16 - 18 tuổi khỏe khoắn, duyên dáng chăm ngoan, học giỏi con nhà gia giáo. Ngoài sư chủ trì, các vị lãnh đạo lấy nước còn có 2 cụ già một cụ ông, một cụ bà là những người đức độ, có uy tín trong thôn, được nhân dân tín nhiệm. Những người được cử khiêng kiệu bắt buộc phải mặc trang phục lính túc vệ dưới các triều Vua phong kiến áo đỏ, vàng, cổ áo viền xanh...

Nghi thức rước nước được nhân dân thôn An Lá tổ chức trong không khí trang nghiêm với sự tham gia của hàng nghìn người khắp nơi hội tụ về dự lễ. Ngay từ sáng sớm ngày mùng một tháng 3 âm lịch, nhân dân trong thôn và khách thập phương đã tề tựu đông đủ để tham gia nghi thức rước nước. Đoàn rước phụng nghinh bát nhanh thờ Thánh Mẫu Đệ Tam xuất phát từ chùa Nhuệ theo trục đường S2 lên đê sông Đào, đi ngược về phía thượng nguồn, tới bãi sông "đầu rồng" thuộc xóm Đầu rồng đi xuống bến "Hàm rồng" sau đó xuống thuyền ra giữa dòng sông.

Đi đầu đoàn rước cờ tổ quốc, cờ hồng kỳ, cờ phật, cờ hội, tiếp đó là đội múa Lân, múa Rồng được trang trí lộng lẫy uy nghi múa lượn theo nhịp trống phách; tiếp theo cầu Kiều, sau đó là kiệu Phật, kiệu Thánh, kiệu các Quan, kiệu Sứ giả; sau kiệu Sứ giả là kiệu Mẫu, sau kiệu Mẫu là kiệu long đình đặt chéo đựng nước ngoài được phủ vải điều. Đi sau kiệu là chính quyền địa phương, các cụ già làng, toàn bộ nhân dân thôn An Lá và du khách từ khắp nơi về dự lễ hội.

Khi đoàn rước tới bến "hàm rồng" thì Chóe đựng nước được đôi thanh nam nữ tú khiêng xuống thuyền; đi đầu là nhà sư chủ trì, tiếp theo là thanh nam nữ tú khiêng Chóe, sau đó đến 4 vị đại diện cho chính quyền huyện, xã và cuối cùng là 2 cụ già làng xuống thuyền đi ra giữa sông. Lúc này trống được đánh rộn rã, Rồng vàng uốn lượn uy phong, tứ linh múa dũng mãnh rồi quây thành một vùng tròn lớn. Đúng lúc đó, sư chủ trì đặt một vòng tròn được làm bằng lá vạn tuế trang trí kết hoa, đường kính rộng khoảng 50cm xuống mặt nước, tay trái giữ lấy vòng tròn hoa, tay phải dùng cây Thiền trượng viết vào trong vòng tròn hoa chữ: cửu tự chân thủy ngôn “Thanh tịnh thủy cửu trùng hà bá hải quan’’ để thỉnh kinh rồi dùng Thiền trượng giữ không cho vòng tròn trôi đi và múc 3 gáo nước đổ vào Chóe, gáo múc nước được làm bằng gáo dừa, cán làm bằng gỗ quí, được chạm trổ đôi Rồng hết sức công phu, đầu Rồng chầu ở 2 phía miệng gáo tựa như đang hút nước, phun mưa... Sau khi vị sư chủ trì thực hiện sau nghi lễ thỉnh kinh, lấy nước đến các vị lãnh đạo huyện, xã, các già làng lần lượt múc nước đổ vào Chóe. Khi Chóe nước được đổ đầy, sư chủ trì rút cây Thiền trượng lên khỏi mặt nước để vòng hoa trôi đi theo dòng xuôi về biển cả. Sau một hồi trống thúc giục Chóe nước được đưa lên bờ trong tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã. Đoàn rước theo thứ tự lúc đi, trở về chùa Nhuệ theo đường xóm "Đầu Rồng" xóm Trung Quân thành một vòng tròn khép kín về đến chùa Nhuệ (theo hệ thống xuất Đông, nhập Tây)

Thượng tọa Thích Hạnh Ngọc - Chủ trì chùa Nhuệ, xã nghĩa An thực hiện nghi lễ xin nước

Về đến chùa, Chóe nước được đặt ở vị trí trang trọng nơi thờ Thánh Mẫu Đệ Tam, các kiệu rước yên vị, sau đó Ban tổ chức lễ hội làm lễ dâng hương và tổ chức tế lễ trong 3 ngày từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Chiều ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, sau khi lễ tạ; Chóe nước được nhân dân trong thôn rước ra thửa ruộng ngay trước cửa chùa một phần nước được đổ xuống ruộng với cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...,một phần được chia cho người dân trong thôn và du khách thập phương để ước vọng được may mắn cho cả năm.

Chóe nước thánh tại lễ thỉnh kinh, rước nước

Lễ rước nước là một lễ thức có ở không ít lễ hội cổ truyền trong và ngoài nước, phổ biến ở những lễ hội được phát sinh; lưu truyền trên cơ sở nền kinh tế  văn minh lúa nước và là một nghi thức thiêng liêng đã trở thành một nghi lễ mở đầu cho nhiều hội làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; nhưng nét đặc sắc mà lễ thỉnh kinh rước nước trong lễ hội truyền thống tại chùa Nhuệ là vị trí xin nước ở  xóm "đầu rồng" ngay ở "hàm rồng" nơi mà theo truyền thuyết 3 pho tượng cổ nổi lên khi sư chủ trì chùa ra sông lấy nước về cúng phật từ đó mưa thuận gió hòa, cấy cày thuận lợi, làng mạc trù phú sung túc...

Lễ hội chùa Nhuệ thôn An Lá, xã Nghĩa An đã góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân Nghĩa An nói riêng, Nam Trực nói chung; đặc biệt là việc phục hồi và phát triển lễ thỉnh kinh rước nước tại lễ hội chùa Nhuệ là nghi thức đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của cư dân sống với nền văn minh lúa nước./.

Trần Duy Huyền - Phó Giám đốc TT Văn hoá TT - Thể thao


image advertisement

anh tin bai

anh tin bai



image advertisement
image advertisement


anh tin bai
anh tin bai







image advertisement
image advertisement

 anh tin bai

image advertisement



Video Sự Kiện
  • Tuần lễ Văn Hoá - Giáo Dục huyện Nam Trực - Nam Định lần thứ XII - Năm 2023
  • Các điển hình Dân vận khéo năm 2023 huyện Nam Trực
  • Hạ nhiệt mùa hè cùng ngành điện
  • Nam Trực - Điểm sáng trong phát triển sự nghiệp Thể dục - Thể thao
1 2 3